Cấu trúc giải phẫu vùng mũi

Trong bệnh lý khe hở môi, mũi cũng là bộ phận chịu tác động dẫn tới biến dạng. Bài viết này sẽ phân tích các đặc điểm giải phẫu bình thường của mũi để làm rõ tác động của khe hở môi lên cấu trúc và chức năng mũi. Điều này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự phức tạp và tầm quan trọng của việc điều trị khe hở môi, không chỉ đối với môi mà còn với mũi và toàn bộ khuôn mặt.

>> Xem thêm: Phẫu thuật điều trị khe hở môi

1. Cấu trúc mũi bình thường

Ở trẻ bình thường, mũi được hình thành ở giai đoạn rất sớm (thường từ tuần thứ 4 của thai kì), gồm một mấu trung tâm nằm ở chính giữa, mấu hàm trên nằm ở hai bên. Quá trình di chuyển mấu trung tâm sang hai bên và mấu hàm trên vào giữa, khi chúng hợp nhất với nhau sẽ hình thành nên một người có mũi bình thường.

Cấu trúc giải phẫu vùng mũi
Quá trình hình thành khuôn mặt trong giai đoạn thai kì.

Ở người bình thường cấu trúc của mũi gồm 3 phần chính: lớp da phủ bên ngoài, cấu trúc sụn nằm ở trung tâm và niêm mạc lót ở bên trong cùng. Sụn gồm sụn vách mũi nằm ở giữa, sụn cánh mũi hai bên gồm sụn cánh mũi trên và sụn cánh mũi dưới, hình thành nên bộ khung làm cân đối vùng mũi hai bên.

Cấu trúc giải phẫu vùng mũi
Cấu trúc sụn mũi ở người bình thường (*)

>> Xem thêm: Phẫu thuật điều trị khe hở vòm

2. Cấu trúc mũi ở bệnh nhân khe hở môi

Trong bệnh lý khe hở môi một bên, vách mũi không còn thẳng đứng ở vị trí trung tâm mà bị lệch sang một bên. Phía bên khe hở, cánh mũi bị đổ nghiêng chứ không tạo được độ cong vòm như cánh mũi bên đối diện. Chân của trụ mũi bị kéo sang một bên vì vậy hình thành một nền mũi bên khe hở giãn rộng hơn so với bên kia, hậu quả làm mất đi sự cân đối hài hòa của mũi.

Cấu trúc giải phẫu vùng mũi
Cấu trúc mũi trong bệnh lý khe hở môi một bên (*)

Trong bệnh lý khe hở môi hai bên, sụn vách mũi vẫn ở vị trí trung tâm nhưng ngắn và yếu dẫn đến trụ mũi bị thấp. Sụn cánh mũi hai bên yếu và sụp xuống, làm cho cánh mũi hai bên đều bị giãn rộng và không tạo được cấu trúc mái vòm cần thiết. Nếu khe hở môi một bên toàn bộ, một bên không toàn bộ sẽ dẫn đến những thay đổi bất đối xứng của hai bên mũi. Trường hợp cả hai bên đều là khe hở toàn bộ sẽ dẫn đến biến dạng mũi cân đối hai bên nhưng vẫn thiếu hài hòa.

3. Ảnh hưởng của khe hở môi

Ở giai đoạn sớm, những biến dạng mũi kể trên sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chức năng như động tác hô hấp của trẻ. Giai đoạn sau, sự khác biệt trên khuôn mặt có thể trở thành trở ngại tâm lý khiến trẻ cảm thấy mất tự tin hay trở thành trò trêu đùa của bạn bè khi đến trường và trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, việc điều trị toàn diện và kịp thời khe hở môi là rất quan trọng để khôi phục chức năng và thẩm mỹ khuôn mặt, giúp trẻ có thể phát triển bình thường như các bạn cùng trang lứa.

(*) Nguồn ảnh: Neligan P, Warren RJ, Van Beek A, eds. Plastic Surgery, 3E Volume 3 Craniofacial, Head and Neck Surgery, Pediatr

Để được bác sĩ Đình Phượng tư vấn, thăm khám, điều trị vui lòng liên hệ hotline: 035 865 6322.