Cấu trúc giải phẫu vùng môi

Khe hở môi là một dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến cấu trúc giải phẫu và thẩm mỹ của môi cũng như khuôn mặt. Hiểu rõ các đặc điểm giải phẫu bình thường của môi sẽ giúp ta nhận biết mức độ ảnh hưởng của khe hở môi đến diện mạo và chức năng của trẻ.

>> Xem thêm: Phẫu thuật điều trị khe hở môi

1. Cấu trúc môi bình thường

Ở trẻ bình thường, môi được hình thành ở giai đoạn rất sớm (thường từ tuần thứ 4 của thai kì), gồm một mấu trung tâm nằm ở chính giữa, mấu hàm trên nằm ở hai bên. Quá trình di chuyển mấu trung tâm sang hai bên và mấu hàm trên vào giữa, khi chúng hợp nhất với nhau sẽ hình thành nên một người có môi bình thường.

Cấu trúc giải phẫu vùng môi
Quá trình hình thành khuôn mặt trong giai đoạn thai kì.

Cấu trúc giải phẫu vùng môi ở người bình thường gồm có viền môi, da môi, nhân trung cân đối hài hòa ở hai bên. Đường viền môi (ranh giới giữa da và phần đỏ của môi) là một đường liên tục. Nhân trung nằm ở giữa, là đường gờ xuất phát từ chân của trụ mũi đến vị trí của đường viền môi.

Cấu trúc giải phẫu vùng môi
Cấu trúc môi bình thường (*)

2. Cấu trúc môi ở bệnh nhân khe hở môi

Ở bệnh nhân khe hở môi, những cấu trúc bình thường ở trên bị phá vỡ, làm mất cân đối hài hòa hai bên, đường viền môi mất liên tục, gờ nhân trung bị biến dạng hình thành nên một đường khe hở.

Nguyên nhân hình thành là do yếu tố gen hoặc môi trường tác động trong thời kì bào thai  làm gián đoạn, khiến quá trình hợp nhất giữa mấu trung tâm ở giữa và mấu hàm trên hai bên không được diễn ra hoặc chỉ diễn ra một phần.

Tùy vào vị trí không được diễn ra ở một bên hay hai bên, một phần hay toàn bộ mà có thể hình thành nên khe hở môi một bên hoặc hai bên, bán phần hoặc toàn bộ. Dấu hiệu của bệnh lý khe hở môi là:

  • Tồn tại khe hở tại môi trên, xuất hiện một bên hoặc cả hai bên.
  • Đôi khi biểu hiện kín đáo là một rãnh hoặc khe mờ tại môi trên.
  • Có thể kết hợp với khe hở xương hàm trên hoặc khe hở vòm.
Cấu trúc giải phẫu vùng môi
Cấu trúc môi bình thường (*)
Cấu trúc giải phẫu vùng môi
Cấu trúc môi khe hở môi (*)

>> Xem thêm: Phẫu thuật điều trị khe hở vòm

3. Ảnh hưởng của khe hở môi

Ở giai đoạn sớm, khi đứa trẻ được sinh ra, khe hở môi gây ra những rối loạn chức năng như:

  • Chức năng bú: trẻ khó khăn trong bú sữa, ảnh hưởng đến việc hấp thu chất dinh dưỡng khiến trẻ chậm tăng cân, kém phát triển.
  • Chức năng nuốt: sữa, thức ăn lên miệng.
  • Chức năng hô hấp: do khoang miệng không kín nên dễ gây viêm họng, viêm phổi.

Ở giai đoạn sau, khi trẻ bắt đầu có thể nhận thức, những biến dạng vùng môi làm ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, tác động tới tâm lý của trẻ và cả gia đình. Trẻ có thể cảm thấy tự ti do bị bạn bè trêu chọc, căng thẳng kéo dài nếu không được điều trị một cách triệt để.

(*) Nguồn ảnh: Neligan P, Warren RJ, Van Beek A, eds. Plastic Surgery, 3E Volume 3 Craniofacial, Head and Neck Surgery, Pediatr

Để được bác sĩ Đình Phượng tư vấn, thăm khám, điều trị vui lòng liên hệ hotline: 035 865 6322.