Bên cạnh việc điều trị theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa thì biết cách chăm sóc sẹo sau mổ cũng là vấn đề cần quan tâm. Chăm sóc đúng cách sẽ giúp quá trình liền sẹo diễn ra thuận lợi, nhanh hơn, hạn chế tối đa nguy cơ dẫn tới bất thường (sẹo bệnh lý). Với gần 20 năm kinh nghiệm trong phẫu thuật và chăm sóc hậu phẫu, bác sĩ Đình Phượng có một số giải đáp và lưu ý về cách chăm sóc sẹo trong bài viết sau đây.
>> Xem thêm: Sẹo và những điều cần biết
1. Trong 3 tháng đầu sau khi liền thương, sẹo của tôi bị bị đỏ, nổi gồ trên mặt da và ngứa? Đây có phải quá trình sinh lý không? Tôi cần làm làm gì?
Trong 6 tháng đầu, được coi là giai đoạn sẹo non. Trong giai đoạn này, cơ thể sẽ giải phóng rất nhiều chất hóa ứng động như các cytokine, tế bào như đại thực bào, dịch huyết thanh,… đến vị trí sẹo để tiến hành hàn gắn lại vết thương.
Quá trình này bao gồm nhiều chất, nhiều tế bào và nhiều phản ứng hóa học xảy ra. Vì vậy, sẹo luôn trong tình trạng bị nổi gồ lên, bị đỏ và ngứa. Tất cả các sẹo đều phải trải qua giai đoạn này, vì vậy đây là các dấu hiệu hoàn toàn sinh lý.
2. Bác sĩ ơi, sau khi phẫu thuật, sẹo của tôi bị đỏ và ngứa, tôi phải làm thế nào ?
Trong giai đoạn sẹo non trong 6 tháng, sẹo luôn trong tình trạng bị đỏ và ngứa. Bác sĩ nhấn mạnh là bất kỳ sẹo nào cũng đều trải qua giai đoạn này. Vì vậy chúng ta không nên quá lo lắng liệu mình có bị sẹo lồi hay không. Quan trọng là cần chăm sóc đúng cách, tránh bị nhiễm khuẩn, giữ ẩm và tránh ánh nắng chiếu lên sẹo, dùng chế phẩm mỡ, băng dán. Ngoài ra có thể chủ động tham khảo, hỏi ý kiến của bác sĩ nếu thấy tình trạng sẹo đỏ và ngứa chuyển biến tệ hơn.
3. Thời gian là yếu tố cần thiết cho sẹo trưởng thành ?
Đúng vì sẹo cần thời gian để trưởng thành, quá trình này thường diễn ra trong khoảng 18 tháng và chia thành 3 giai đoạn. Chúng ta không thể nóng vội chuyển ngay sang giai đoạn 3 ngay được.
Điều quan trọng mà bác sĩ luôn đề cập đến là phải chăm sóc sẹo đúng cách và biết cách kiên nhẫn, chờ đợi.
4. Chờ đợi, kiên nhẫn cũng là yếu tố giúp sẹo trưởng thành
Một số trường hợp sau khi có sẹo; như sẹo bỏng, sẹo vùng mặt… trở lên lo lắng. Tiếp đến là quá trình trải qua sẹo non với dấu hiệu; đỏ, ngứa, nổi gồ lên thì nỗi sợ hãi tăng thêm gấp bội. Nhiều người sẽ tìm và không ngần ngại thử mọi cách để biến mất sẹo.
5. Vậy sẹo cần bao nhiêu thời gian để trưởng thành ?
Sẹo là quá trình và kết quả tất yếu của quá trình liền thương. Sẹo luôn đòi hỏi thời gian để từ sẹo non đến sẹo trưởng thành. Quãng thời gian này gồm tối thiểu 18 tháng, chia thành 3 giai đoạn.
Bất kì nguyên nhân nào ảnh hưởng tới quá trình liền sẹo đều kéo dài thời gian trưởng thành của sẹo hoặc nguy cơ dẫn tới sẹo bệnh lý như sẹo phì đại.
6. Nhiễm khuẩn và sẹo là võ sĩ đối đầu trong một cuộc chiến?
Sẹo trưởng thành đòi hỏi thời gian và những điều kiện phù hợp. Quá trình hình thành sẹo là một quá trình viêm, nhưng là viêm vô khuẩn; đại thực bào, chất hóa ứng động,… Bất kì nguyên nhân nào gây ra tình trạng nhiễm khuẩn đều làm rối loạn quá trình hình thành sẹo. Cụ thể làm kéo dài giai đoạn sẹo nọn dẫn tới các dấu hiệu như sẹo đỏ, ngứa, đau kéo dài hơn. Hoặc nguy cơ dẫn tới sẹo bệnh lý.
7. Độ ẩm có vai trò gì trong liền sẹo?
Nhiều nghiên cứu, tài liệu y khoa chỉ ra rằng: độ ẩm hợp lý là một yếu quan trọng giúp sẹo hình thành một cách sinh lý và hình thành sẹo đẹp sau này.
Chúng ta đã biết sẹo là được hình thành qua các 3 giai đoạn, gồm một chuỗi các phản ứng, sự sắp xếp tế bào, hình thành tổ chức hạt mới,…. Để quá trình này diễn ra bình thường thì luôn cần một môi trường có độ ẩm thích hợp. Nói cách khác môi trường quá ẩm ướt hoặc qua khô ráo đều không phù hợp hình thành sẹo. Để được hướng dẫn phù hợp, anh chị hãy tham vấn ý kiến của các bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm chăm sóc sẹo sau mổ.
8. Xoa day quanh sẹo có giúp ích gì trong quá trình liền sẹo không?
Vì quá trình sẹo trưởng thành gồm các phản ứng hóa ứng động, hình thành tế bào, collagen. Giai đoạn sau là quá trình tổng hợp, sắp xếp và thay thế tế bào ví dụ như collagen. Đây là các tác động vật lý giúp ích cho quá trình hình thành sẹo.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt động xoa day đúng cách giúp quá trình được diễn ra thuận lợi hơn. Hay nói cách khác quá trình trưởng thành của sẹo được diễn ra tốt hơn.
9. Thời điểm cắt chỉ được khuyến cáo trong phẫu thuật thẩm mỹ vùng mặt?
Thời điểm cắt chỉ phụ thuộc vào loại phẫu thuật và mức độ nguy cơ của phẫu thuật đó, mà bs sẽ quyết định thời điểm cắt chỉ.
Thông thường, với các phẫu thuật thẩm mỹ vùng hàm mặt như tạo hình mí, tạo hình môi, hay nâng cung lông mày… được khuyến cáo là nên cắt chỉ sớm quanh 5-7 ngày, nếu vết thương liền sẹo tốt. Ưu điểm khi cắt chỉ sớm là hạn chế hình thành vết chân chỉ quanh đường sẹo, và loại bỏ chỉ để thúc đẩy quá trình liền thương.
Với vết thương có sức căng như cắt u hàm mặt lớn thì có thể chỉ định cắt chỉ muộn hơn,…
>> Xem thêm: Các phương pháp điều trị sẹo
10. Cần tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào sẹo non ? Tại sao vậy?
Lưu ý tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào vùng vết mổ, đặc biệt trong giai đoạn sẹo non. Sẹo là một quá trình liền thương, nhiều phản ứng miễn dịch, tạo tế bào mới, rồi tái tạo lại collagen. Trong đó chúng ta quan tâm tới chuyển hóa chất melanin. Bình thường sẽ tập trung phần lớp quanh lớp tế bào đáy, một phần chuyển lên trên bề mặt theo chu trình.
Khi ánh nắng chiếu vào vùng sẹo non sẽ tăng quá trình viêm do bỏng nhiệt, kéo dài quá trình hình thành sẹo. Ngoài ra trong ánh nắng có tia UV sẽ làm tăng quá trình tạo melanin, cũng như rối loạn quá trình phân bố của melanin lên bề mặt. Hệ quả là có nguy cơ sẹo có mảng, chấm sắc tố đen trên bề mặt, ảnh hưởng thẩm mỹ.
Để được bác sĩ Đình Phượng tư vấn, thăm khám, điều trị sẹo vui lòng liên hệ hotline: 035 865 6322.